Bên cạnh giải pháp tây y, những năm gần đây, nhiều bệnh nhân bệnh tiểu đường đã quyết định chọn phương pháp đông y - dùng dược thảo trong điều trị và mang lại những kết quả tốt cho sức khỏe.
An toàn, hiệu quả, sẵn có
Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến của xã hội hiện nay. Chữa khỏi tiểu đường là mong đợi của nhiều người mắc bệnh. Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát với các triệu chứng chủ yếu như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh trong nước tiểu có nhiều đường.
Một số trường hợp khi sử dụng thuốc tây y không hợp lý sẽ không cho kết quả lâu dài và gây tác dụng phụ. Trong khi đó, một số trường hợp khi bệnh nhân dùng đông y kết hợp sử dụng thuốc tây y hợp lý lại cho kết quả tốt, an toàn, hiệu quả và đặc biệt là không gây tác dụng phụ. Ngoài ra dùng đông y với các loại thảo dược quý lại rất có sẵn và rẻ tiền. Các nhà khoa học trên toàn thế giới đã phát hiện có đến hàng nghìn loại thảo dược quý có tác dụng tốt trong việc điều trị tiểu đường.
Công hiệu nhờ 7 thảo dược quý
Mặc dù so với tây y, chữa tiểu đường bằng thảo dược được cho là an toàn và không gây tác dụng phụ, tuy nhiên không vì thế mà người mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng bừa bãi các loại thảo dược. Nhiều bệnh nhân đã mắc sai lầm khi chữa bệnh bằng đông y theo kiểu ai mách gì, dùng nấy mà không để ý đến tác dụng thật sự của các loại thảo dược này. Việc sử dụng không đúng loại cây thuốc sẽ không thể mang lại hiệu quả dài lâu. Ở Việt Nam các nhà khoa học đã chứng minh có 7 loại thảo dược quý có tác dụng tốt trong việc điều trị tiểu đường.
- Khổ qua (mướp đắng): Hàng trăm nghiên cứu trên thế giới chứng minh khổ qua giúp giảm lượng đường trong máu, giảm lượng HbA1C và giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường rất tốt (đặc biệt là biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh ngoại biên).
- Dây thìa canh: Đây là thảo dược đã được sử dụng cách đây hàng nghìn năm để trị bệnh “nước tiểu ngọt như mật”. Đến nay, có khoảng 70 nghiên cứu trên thế giới cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của cây thuốc này.
- Hoài sơn: Hoài sơn chứa các men giúp thủy phân đường trong cơ thể, từ đó giúp hạ đường huyết.
- Sinh địa: Sinh địa chứa các glycosid giúp hạ đường máu, đồng thời có tác dụng làm chậm sự tiến triển biến chứng đục thủy tinh thể, span style="color: rgb(0, 0, 0); line-height: 20px; -webkit-text-stroke: 0.1px rgba(255, 255, 255, 0.008);">, span style="color: rgb(0, 0, 0); line-height: 20px; -webkit-text-stroke: 0.1px rgba(255, 255, 255, 0.008);"> giảm triệu chứng biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân tiểu đường.
- Thương truật: giúp hạ lượng đường trong máu nhờ tác dụng kích thích tuyến tụy tăng tiết chất insulin, ngoài ra, cũng giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh tiểu đường (khát nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi).
- Linh chi: Giúp giảm các tính trạng thường gặp ở người bệnh tiểu đường như thừa cholesterol và tắc nghẽn động mạch. Ngoài ra, linh chi còn giúp giảm lượng đường trong máu một cách rõ rệt.
- Tảo spirulina: được coi như “thần dược” giúp bồi bổ sức khỏe cơ thể, chống lão hóa, phòng ngừa nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường span style="color: rgb(0, 0, 0); line-height: 20px; -webkit-text-stroke: 0.1px rgba(255, 255, 255, 0.008);">, span style="color: rgb(0, 0, 0); line-height: 20px; -webkit-text-stroke: 0.1px rgba(255, 255, 255, 0.008);"> . Ngoài ra, vị thuốc quý này còn giúp bổ sung nguyên vi lượng, bồi bổ sức khỏe cơ thể, thích hợp với đối tượng ăn uống kiêng khem như người bị tiểu đường.
Bên cạnh đó, để đạt kết quả tốt khi điều trị, bệnh nhân tiểu đường cần nắm vững các kiến thức cơ bản sau: Tập luyện thể dục vừa sức, đều đặn (ví dụ mỗi ngày đi bộ từ 30 – 45phút); Khẩu phần ăn nên chia làm nhiều bữa để tránh đường huyết tăng sau khi ăn; Dùng nhiều rau quả tươi để cung cấp nhiều vitamin, muối khoáng; Thịt, cá, trứng chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải vì sẽ không tốt cho thành mạch máu và thận; Tránh không ăn những loại trái cây nhiều đường như dưa hấu, mít, sầu riêng, mãng cầu…, bánh, kẹo…; Theo dõi sát sao các triệu chứng cơ năng (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sụt cân) có giảm không.